Thứ Năm, 20 tháng 10, 2016

Download và cài đặt Proteus 8.0




Phiên bản Proteus 8.0 phát hành việc cài đặt có khác hơn chút so với các phiên bản 7.x trước đó, chính vì vậy mình sẽ hướng dẫn cách cài đặt và crack proteus 8.0. Rất mong sau khi đọc bài này các bạn sẽ cài đặt thành công. Các bước cụ thể như sau:
  1. Các bạn download bản cài đặt tại đây: Share - Proteus 8.0 Professional full-Phiên bản mới nhất hiện nay | Cộng đồng cơ điện tử Việt Nam | Mechatronics (Nhớ thank cho chủ thread bên đó nhé để việc cài đặt được mát mẻ  )
  2. Sau khi download về các bạn giải nén sẽ được các thư mục như hình vẽ.
    1.PNG ​
    Trước hết nếu máy có phần mềm diệt virus các bạn hãy tạm thời tắt vì quá trình cài đặt có động đến file crack, mấy anh diệt virus sẽ quy các file crack là phá hoại. Sau khi tắt rồi các bạn chạy file Proteus 8 Professional Setup.exe (Lưu ý với win7 hoặc 8 các bạn chạy ở quyền admin nhé)
  3. Khi nhấn chạy setup sẽ hiện lên một cửa sổ
    2.PNG ​
    3.PNG ​
    Các bạn nhấn NEXT để tiếp tục.
  4. Đến khi có bảng thông báo chọn license
    4.PNG ​
    Các bạn chọn như hình vẽ và nhấn NEXT tiếp. Một cửa sổ tiếp theo sẽ hiện ra
    5.PNG ​
    Nhấn chọn Browse for key file và chọn đến file license trong mục cài đặt ta vừa download về. (Lưu ý bước này là nếu máy có đang cài sẵn bản 7 thì nó tự động dẫn ta đến mục chứa license của bản 7, vì vậy ta phải trỏ đúng đến file license của bản 8, nếu không để ý quá trình cài đặt sẽ không thành công). Sau khi chọn xong rồi ta có cửa sổ như sau:
    6.PNG ​
    Các bạn nhấn chọn Istall để cài đặt license, nó hiện lên một bảng khác chọn nhấn YES
    7.PNG ​
    Quá trình nhập license như thế đã thành công, vì proteus 8.0 khi chạy cần thêm một số APP đi kèm với nó. Danh sách các APP như sau:

    Các bạn không phải ngại là sẽ phải cài những thứ này vì quá trình cài đặt nó sẽ tự update những cái gì ta còn thiếu. Nên khi cài đặt nó hiện lên những gì bắt cài đặt thêm các bạn hãy đồng ý để cho nó chạy nhé.
    8.PNG ​
    9.PNG ​
  5. Sau khi cài đặt xong các bạn thử chạy Proteus 8.0 sẽ báo đây là bản beta
    10.PNG ​
    Đừng nghĩ là các bạn cài đặt chưa được mà buồn, ta làm tiếp các bước sau. Tắt Proteus đang chạy đi. Ở file crack down về ta có hai folder là BIN và MODELS các bạn copy nó theo hướng dẫn sau: * Copy file BIN vào thư mục theo đường dẫn "C:\Program Files\Labcenter Electronics\Proteus 8 Professional". Copy file MODLES theo đường dẫn C:\Documents and Settings\All Users\Application Data\Labcenter Electronics\Proteus 8 Professional
  6. Sau khi xong các bạn hãy chạy lại proteus xem thế nào nhé, lúc này nó đã báo là bản full rồi.
    11.PNG ​
    12.PNG ​
Nguồn codientu.org 

Ứng dụng loa thông minh

Dự Án Loa Thông Minh Điều Khiển Qua Giao Tiếp Bluetooth
• ARDUINO • NGUYỄN YẾN LINH • access_time 11/08/2016 16:09:42 • visibility 294
Bài viết được tài trợ bởi STDIO Training và STDIO Electronics. Thúc đẩy liên kết kiến 
thức ngành lập trình và điện/điện tử. Đăng ký các khóa học lập trình chuyên sâu từ
 STDIO Training hoặc đặt mua linh kiện điện tử từ STDIO Electronics.
Giới thiệu
Bài viết này tôi giới thiệu về tạo một ứng dụng Android trên nền tảng Java và cách giao tiếp cũng như hoạt động các thiết bị Arduino liên quan khác. Thông qua ứng dụng có thể giao tiếp Bluetooth với các thiết bị Arduino, để điều khiển hệ thống thiết bị điện tử mong muốn. Và dự án này là tôi dùng ứng dụng điện thoại để điều khiển hệ thống loa phát nhạc, đổi nhạc… và đồng thời thay đổi việc hiển thị trên màn hình LCD. Tất cả các hoạt động tương tác đó được tôi điều khiển từ xa qua một ứng dụng.
Tiền đề bài viết
Bài viết này nằm trong chuỗi bài hướng dẫn về Dự Án Loa Thông Minh Điều Khiển Qua Giao Tiếp Bluetooth.
Đối tượng hướng đến
Bài viết dành cho các bạn tìm hiểu về Arduino và tạo ứng dụng Android cơ bản.
Tổng quan
Các thiết bị và ứng dụng
Để kết nối và điều khiển các thiết bị khác với Adruino là một điều dễ dàng nhưng hôm nay tôi giới thiệu với các bạn cách thức điều khiển các thiết bị đó thông qua Bluetooth. Với ứng dụng có thể cài đặt trên thiết bị điện thoại Android thông thường, và cho phép người dùng kết nối với các thiết bị Arduino thông qua giao tiếp Bluetooth và từ đó điều khiển các thiết bị trong tầm tay. Đi sâu vào bài viết này tôi muốn nói rõ hơn về tính năng và tương tác của sản phẩm.
Đối với việc sử dụng Arduino để điều khiển những thiết bị khác là điều vốn dĩ căn bản và khá đơn giản, nhưng nếu thay vào đó chúng ta chỉ cần điều khiển thông qua tương tác với một ứng dụng và có thể điều khiển thiết bị từ xa bằng điện thoại thì sao ?
Ở sản phẩm này, tôi thiết kế một hệ thống cơ bản gồm một màn hình, và loa, một module Bluetooth HC06, tất cả được điều khiển bởi một con Arduino và một ứng dụng Android. Và về cơ chế hoạt động tôi sẽ trình bày dưới đây:
Hình 1. Mô phỏng hoạt động.
Đầu tiên mạch Arduino được kết nối với Bluetooth HC06. Module này gồm 4 chân GND, VCC, TX, RX. Khi kết nối bạn chỉ cần nối chân TX với chân RX của Arduino và chân RX nối với chân TX trên Arduino sau đó bạn có thể lập trình gửi và nhận dữ liệu như 1 cổng Serial thông thường.
Sau đó thông qua ứng dụng trên Android, tôi dùng để truy cập vào hệ thống dò tìm và quản lý kết nối giao tiếp Bluetooth của điện thoại, để quét và phát hiện ra điểm phát sóng của Bluetooth HC06 và kết nối theo mật khẩu (mật khẩu mặc định là 1234). Sau khi kết nối giữa hai thiết bị thành công, tôi đã có thể bắt đầu gửi “thông điệp” tôi muốn truyền từ ứng dụng của mình sang thiết bị Arduino.
Và sau đó tôi bắt đầu thực hiện các thao tác để điều khiển hệ thống loa của mình. Khi đó Bluetooh HC06 nhận được tín hiệu và Arduino sẽ bắt đầu xử lý chuỗi tín hiệu vừa được nhận. Sau khi việc phân tích “thông điệp” hoàn tất thì sẽ đưa ra lựa chọn ra việc được thi hành.
Ở đây cụ thể là việc điều khiển hệ thống loa phát nhạc. Tôi có thể bật/tắt thiết bị của mình, đồng thời chọn lựa bài nhạc mình muốn phát, hay tăng giảm âm lượng tùy ý. Đối với hệ thống phát nhạc, tôi sử dụng loa kết nối với mạch khuếch đại âm thanh PAM8403, và mạch khuếch đại nối với Arduino để lấy tín hiệu đầu ra và bên cạnh đó để thoải mái trong việc lựa chọn phát các bài nhạc tôi gắn thêm mạch ghi đọc thẻ Micro SD. Tiếp đó, tôi đọc và phát file âm thanh từ thẻ SD thông qua Arduino và mạch ghi đoc thẻ Micro SD.
Ngoài ra tôi còn có thể điều khiển việc hiển thị trên màn hình LCD, cũng được nối với Arduino Mega. Với màn hình TFT, khi tôi bắt đầu phát bài hát đã chọn, màn hình sẽ hiển thị thông tin bài hát và những hình ảnh đặc trưng khác.
Các linh kiện cần thiết để xây dựng ứng dụng
Phần cứng
Arduino Mega 2560
Bao gồm:
  • 54 chân digital (15 có thể được sử dụng như các chân PWM).
  • 16 đầu vào analog.
  • 4 UARTs (cổng nối tiếp phần cứng).
  • 1 thạch anh 16 MHz.
  • 1 cổng kết nối USB.
  • 1 jack cắm điện.









Hình 2. Adruino Mega 2560.
Màn hình hiển thị TFT 2.4 Inch
  • Loại cảm ứng: điện trở.
  • Độ phân giải: 240*320 pixel.
  • Nguồn: 3.3 ~ 5 V.
  • Màu sắc: 8 bit.
Hình 3. Màn hình LCD TFT.
Module Bluetooth HC06
  • Điện thế hoạt động: 3.3 ~5 V.
  • Baud rate: 9600.
  • Dãy tần sóng hoạt động: 2.4GHz.
Hình 4. Bluetooth HC06.
Mạch ghi đọc thẻ Micro SD card
  • Tương thích với cả nguồn 5V và 3.3V.
  • Hỗ trợ khe cắm Micro SD.
  • Hỗ trợ việc recording và playback cho lượng âm thanh lớn.
  • Giao tiếp thông qua chuẩn SPI (4 Pin): MOSI, SCK, MISO và SS.
Hình 5. SD breakout card.
Mạch khuếch đại âm thanh PAM8403
  • Mạch Khuếch Đại Âm Thanh 2 kênh 3W có tích hợp bộ lọc nhiễu cho tín hiệu tốt hơn, để mạch đủ công xuất 3W cho mỗi kênh thì nguồn đầu vào cần phải là 5V - 1.2A, có thể kết nối trực tiếp với loa 4Ω / 8Ω.

Hình 6. Mạch khuếch đại âm thanh PAM8403.
Các thiết bị khác
Loa, nguồn cấp cho Arduino, thẻ nhớ  Micro SD, trở và dây điện.
Phần mềm
Ứng dụng điều khiển trên điện thoại chạy nền tảng Android.
Tính năng và lợi ích
Tạo sự tiện ích trong việc quản lý các thiết bị trong khoảng cách cho phép. Đồng thời cho phép lựa chọn các tiện ích khác nhau chỉ trong 1 ứng dụng một cách đơn giản.
Là tiền đề cho sự phát triển điều khiển các thiết bị ngoại vi như hệ thống bật/tắt đèn, điều khiển xe từ xa và nhiều hơn thế nữa tùy do sự sáng tạo của bạn.
Hướng phát triển
Ngoài ra tôi còn đề cập gợi mở cho các bạn thêm về tiền đề trong việc tìm hiểu và phát triển ngôi nhà thông minh (Smart House). Mở rộng ra có thể điều khiển các thiết bị khác trong nhà thông qua tin nhắn SMS, hay sóng Wifi kết hợp với Server, sóng RF… và các phương thức khác.
attachment Tags
arduino
bluetooth
arduino mega
 VỀ TÁC GIẢ
Ảnh đại diện
SINH VIÊN

Hiện tôi là sinh viên thuộc bộ môn Vật Lý Tin Học, Khoa Vật Lý - Vật Lý Kỹ Thuật trường Khoa Học Tự Nhiên. Và là một học viên của STDIO.
Tôi là một người yêu lập trình nền tảng, tính cách hòa đồng, ham học hỏi và tìm tòi, luôn cố gắng phấn đấu vì tương lai.
Sở thích của tôi là đọc sách các thể loại từ văn chương cổ điển cho đến sách khoa học. Đồng thời tôi cũng thích tìm hiểu công nghệ, ngoài lập trình về phần mềm tôi còn thích tìm hiểu về lập trình nhúng trên các thiết bịđiệntử.


Những câu nói tôi tâm đắc nhất là :
"Stay hungry, stay foolish."-Steven Job.
“Imagination is more important than knowledge"-Albert Einstein.


Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Arduino là gì và bạn có thể làm gì với nó?

Arduino là gì và bạn có thể làm gì với nó?



Bài viết được dịch từ trang web Makeuseof

Nếu bạn là người thích mày mò với các thiết bị điện tử, nhưng do không có nhiều thời gian và thiếu kiến ​​thức nên gặp rất nhiều khó khăn, thì có một thiết bị tên là Arduino có thể loại bỏ những trở ngại đó giúp bạn.
Arduino giống như một máy tính nhỏ mà bạn có thể lập trình để làm nhiều việc khác nhau, và nó tương tác với thế giới thông qua các cảm biến điện tử, đèn, và động cơ. Về cơ bản, nó giúp các dự án điện tử trở nên dễ dàng hơn với bất cứ ai - nhờ đó mà các nghệ sĩ và những tuýp người sáng tạo có thể tập trung biến những ý tưởng của họ thành hiện thực.

Bạn có thể làm gì với nó?

Trước khi thảo luận về những chi tiết làm cho Arduino trở thành một thiết bị mang tính cách mạng, tôi nghĩ rằng bạn nên xem qua một số các dự án thú vị đã được thực hiện với Arduino. 
Làm máy in 3D
Làm robot tự động
Làm đàn bằng ánh sáng
Làm lò nướng bánh biết tweet để báo cho bạn khi bánh chín 
Làm hiệu ứng đèn LED
Khóa học "Arduino qua các dự án thực tế" tại TechMaster sẽ hướng dẫn bạn làm các dự án thú vị có tính chất ứng dụng và khả năng tái sử dụng cao. Phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau: sinh viên bất kỳ ngành nào, lập trình viên, kỹ sư nông nghiệp...

Mã nguồn mở

Phần cứng và phần mềm của Arduino đều là nguồn mở - các sơ đồ đều được public trực tuyến, vì vậy nếu bạn không muốn mua một Arduino được làm sẵn, thì bạn có mua linh kiện và tự làm lấy. Thậm chí hiện nay cũng có những sản phẩm hàng nhái có chức năng tương tự. Nhưng nên lưy ý rằng, nếu bạn mua một thiết bị nguyên bản thì nghĩa là bạn đang hỗ trợ những người sáng tạo ra Arduino và sự phát triển trong tương lai của nó.
Học lập trình Arduino trực tuyến

Khả năng kết nối

Arduino có thể hoạt động độc lập (như trong một robot) hoặc kết nối với một máy tính (do đó cho phép máy tính của bạn truy cập dữ liệu cảm biến từ thế giới bên ngoài và cung cấp thông tin phản hồi) hoặc kết nối với các Arduino hay thiết bị điện tử khác và các chip điều khiển. 
Học lập trình Arduino trực tuyến

Cộng đồng hỗ trợ

Hiện tại có một cộng đồng rất lớn các cá nhân và tổ chức đang sử dụng Arduino. Bạn có thể học hỏi từ những dự án mà người ta đã làm.
Học lập trình Arduino trực tuyến

Tính linh hoạt và chi phí

Mức giá cho một thiết bị này vào khoảng $50 đô-la, thấp hơn nhiều so với các nền tảng vi điều khiển khác, mức giá này rất phù hợp với các bạn trẻ và các tổ chức giáo dục. 
Ngôn ngữ lập trình mà bạn sử dụng với nó là khá đơn giản và quen thuộc với bất cứ ai đã từng có kinh nghiệm với Java hoặc các ngôn ngữ tương tự. (Nó thực sự dựa trên Processing).
Nó cũng là một công cụ học tập tuyệt vời, bạn có thể thử nghiệm với các thiết bị điện tử và tìm hiểu những kiến thức nền tảng. 
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết. Hãy xem bộ phim tài liệu ngắn này về Arduino để thấy được nền tảng và động lực phía sau của dự án này. Rất nhiều người trong nhóm phát minh ra Arduino là người Ý, vì dự án này bắt đầu tại một trường đại học của Ý.

Arduino UNO R3 là gì?

Arduino UNO R3 là gì?




Nhắc tới dòng mạch Arduino dùng để lập trình, cái đầu tiên mà người ta thường nói tới chính là dòng Arduino UNO. Hiện dòng mạch này đã phát triển tới thế hệ thứ 3 (R3). Bạn sẽ bắt đầu đến với Arduino qua thứ này. Bạn có thể dùng Arduino Nano cũng được nhưng mình khuyên bạn nên dùng cái này.

Một vài thông số của Arduino UNO R3

Vi điều khiểnATmega328 họ 8bit
Điện áp hoạt động5V DC (chỉ được cấp qua cổng USB)
Tần số hoạt động16 MHz
Dòng tiêu thụkhoảng 30mA
Điện áp vào khuyên dùng7-12V DC
Điện áp vào giới hạn6-20V DC
Số chân Digital I/O14 (6 chân hardware PWM)
Số chân Analog6 (độ phân giải 10bit)
Dòng tối đa trên mỗi chân I/O30 mA
Dòng ra tối đa (5V)500 mA
Dòng ra tối đa (3.3V)50 mA
Bộ nhớ flash32 KB (ATmega328) với 0.5KB dùng bởi bootloader
SRAM2 KB (ATmega328)
EEPROM1 KB (ATmega328)

Vi điều khiển

Arduino UNO có thể sử dụng 3 vi điều khiển họ 8bit AVR là ATmega8, ATmega168, ATmega328. Bộ não này có thể xử lí những tác vụ đơn giản như điều khiển đèn LED nhấp nháy, xử lí tín hiệu cho xe điều khiển từ xa, làm một trạm đo nhiệt độ - độ ẩm và hiển thị lên màn hình LCD,… hay những ứng dụng khác mà bạn đã được xem ở đây.
Thiết kế tiêu chuẩn của Arduino UNO sử dụng vi điều khiển ATmega328 với giá khoảng 90.000đ. Tuy nhiên nếu yêu cầu phần cứng của bạn không cao hoặc túi tiền không cho phép, bạn có thể sử dụng các loại vi điều khiển khác có chức năng tương đương nhưng rẻ hơn như ATmega8 (bộ nhớ flash 8KB) với giá khoảng 45.000đ hoặc ATmega168 (bộ nhớ flash 16KB) với giá khoảng 65.000đ.
Ngoài việc dùng cho board Arduino UNO, bạn có thể sử dụng những IC điều khiển này cho các mạch tự chế. Vì sao ? Vì bạn chỉ cần board Arduino UNO để lập trình cho vi điều khiển. Trên thực tế, bạn không cần phải dụng Arduino UNO trên các sản phẩm của mình, thay vào đó là các mạch tự chế để giảm chi phí như hình dưới đây:
Chế tạo thủ côngSử dụng mạch in

Năng lượng

Arduino UNO có thể được cấp nguồn 5V thông qua cổng USB hoặc cấp nguồn ngoài với điện áp khuyên dùng là 7-12V DC và giới hạn là 6-20V. Thường thì cấp nguồn bằng pin vuông 9V là hợp lí nhất nếu bạn không có sẵn nguồn từ cổng USB. Nếu cấp nguồn vượt quá ngưỡng giới hạn trên, bạn sẽ làm hỏng Arduino UNO.

Các chân năng lượng

  • GND (Ground): cực âm của nguồn điện cấp cho Arduino UNO. Khi bạn dùng các thiết bị sử dụng những nguồn điện riêng biệt thì những chân này phải được nối với nhau.
  • 5V: cấp điện áp 5V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 500mA.
  • 3.3V: cấp điện áp 3.3V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 50mA.
  • Vin (Voltage Input): để cấp nguồn ngoài cho Arduino UNO, bạn nối cực dương của nguồn với chân này và cực âm của nguồn với chân GND.
  • IOREF: điện áp hoạt động của vi điều khiển trên Arduino UNO có thể được đo ở chân này. Và dĩ nhiên nó luôn là 5V. Mặc dù vậy bạn không được lấy nguồn 5V từ chân này để sử dụng bởi chức năng của nó không phải là cấp nguồn.
  • RESET: việc nhấn nút Reset trên board để reset vi điều khiển tương đương với việc chân RESET được nối với GND qua 1 điện trở 10KΩ.
Lưu ý:
  • Arduino UNO không có bảo vệ cắm ngược nguồn vào. Do đó bạn phải hết sức cẩn thận, kiểm tra các cực âm – dương của nguồn trước khi cấp cho Arduino UNO. Việc làm chập mạch nguồn vào của Arduino UNO sẽ biến nó thành một miếng nhựa chặn giấy. mình khuyên bạn nên dùng nguồn từ cổng USB nếu có thể.
  • Các chân 3.3V và 5V trên Arduino là các chân dùng để cấp nguồn ra cho các thiết bị khác, không phải là các chân cấp nguồn vào. Việc cấp nguồn sai vị trí có thể làm hỏng board. Điều này không được nhà sản xuất khuyến khích.
  • Cấp nguồn ngoài không qua cổng USB cho Arduino UNO với điện áp dưới 6V có thể làm hỏng board.
  • Cấp điện áp trên 13V vào chân RESET trên board có thể làm hỏng vi điều khiển ATmega328.
  • Cường độ dòng điện vào/ra ở tất cả các chân Digital và Analog của Arduino UNO nếu vượt quá 200mA sẽ làm hỏng vi điều khiển.
  • Cấp điệp áp trên 5.5V vào các chân Digital hoặc Analog của Arduino UNO sẽ làm hỏng vi điều khiển.
  • Cường độ dòng điện qua một chân Digital hoặc Analog bất kì của Arduino UNO vượt quá 40mA sẽ làm hỏng vi điều khiển. Do đó nếu không dùng để truyền nhận dữ liệu, bạn phải mắc một điện trở hạn dòng.
Khi mình nói rằng bạn “có thể làm hỏng”, điều đó có nghĩa là chưa chắc sẽ hỏng ngay bởi các thông số kĩ thuật của linh kiện điện tử luôn có một sự tương đối nhất định. Do đó hãy cứ tuân thủ theo những thông số kĩ thuật của nhà sản xuất nếu bạn không muốn phải mua một board Arduino UNO thứ 2.Khi mình nói rằng bạn “có thể làm hỏng”, điều đó có nghĩa là chưa chắc sẽ hỏng ngay bởi các thông số kĩ thuật của linh kiện điện tử luôn có một sự tương đối nhất định. Do đó hãy cứ tuân thủ theo những thông số kĩ thuật của nhà sản xuất nếu bạn không muốn phải mua một board Arduino UNO thứ 2.

Bộ nhớ

Vi điều khiển Atmega328 tiêu chuẩn cung cấp cho người dùng:
  • 32KB bộ nhớ Flash: những đoạn lệnh bạn lập trình sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ Flash của vi điều khiển. Thường thì sẽ có khoảng vài KB trong số này sẽ được dùng cho bootloader nhưng đừng lo, bạn hiếm khi nào cần quá 20KB bộ nhớ này đâu.
  • 2KB cho SRAM (Static Random Access Memory): giá trị các biến bạn khai báo khi lập trình sẽ lưu ở đây. Bạn khai báo càng nhiều biến thì càng cần nhiều bộ nhớ RAM. Tuy vậy, thực sự thì cũng hiếm khi nào bộ nhớ RAM lại trở thành thứ mà bạn phải bận tâm. Khi mất điện, dữ liệu trên SRAM sẽ bị mất.
  • 1KB cho EEPROM (Electrically Eraseble Programmable Read Only Memory): đây giống như một chiếc ổ cứng mini – nơi bạn có thể đọc và ghi dữ liệu của mình vào đây mà không phải lo bị mất khi cúp điện giống như dữ liệu trên SRAM.

Các cổng vào/ra

Arduino UNO có 14 chân digital dùng để đọc hoặc xuất tín hiệu. Chúng chỉ có 2 mức điện áp là 0V và 5V với dòng vào/ra tối đa trên mỗi chân là 40mA. Ở mỗi chân đều có các điện trở pull-up từ được cài đặt ngay trong vi điều khiển ATmega328 (mặc định thì các điện trở này không được kết nối).
Một số chân digital có các chức năng đặc biệt như sau:
  • 2 chân Serial: 0 (RX) và 1 (TX): dùng để gửi (transmit – TX) và nhận (receive – RX) dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao tiếp với thiết bị khác thông qua 2 chân này. Kết nối bluetooth thường thấy nói nôm na chính là kết nối Serial không dây. Nếu không cần giao tiếp Serial, bạn không nên sử dụng 2 chân này nếu không cần thiết
  • Chân PWM (~): 3, 5, 6, 9, 10, và 11: cho phép bạn xuất ra xung PWM với độ phân giải 8bit (giá trị từ 0 → 28-1 tương ứng với 0V → 5V) bằng hàm analogWrite(). Nói một cách đơn giản, bạn có thể điều chỉnh được điện áp ra ở chân này từ mức 0V đến 5V thay vì chỉ cố định ở mức 0V và 5V như những chân khác.
  • Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK).  Ngoài các chức năng thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ liệu bằng giao thức SPI với các thiết bị khác.
  • LED 13: trên Arduino UNO có 1 đèn led màu cam (kí hiệu chữ L). Khi bấm nút Reset, bạn sẽ thấy đèn này nhấp nháy để báo hiệu. Nó được nối với chân số 13. Khi chân này được người dùng sử dụng, LED sẽ sáng.
Arduino UNO có 6 chân analog (A0 → A5) cung cấp độ phân giải tín hiệu 10bit (0 → 210-1) để đọc giá trị điện áp trong khoảng 0V → 5V. Với chân AREF trên board, bạn có thể để đưa vào điện áp tham chiếu khi sử dụng các chân analog. Tức là nếu bạn cấp điện áp 2.5V vào chân này thì bạn có thể dùng các chân analog để đo điện áp trong khoảng từ 0V  → 2.5V với độ phân giải vẫn là 10bit.
Đặc biệt, Arduino UNO có 2 chân A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp I2C/TWI với các thiết bị khác.

Lập trình cho Arduino

Các thiết bị dựa trên nền tảng Arduino được lập trình bằng ngôn riêng. Ngôn ngữ này dựa trên ngôn ngữ Wiring được viết cho phần cứng nói chung. Và Wiring lại là một biến thể của C/C++. Một số người gọi nó là Wiring, một số khác thì gọi là C hay C/C++. Riêng mình thì gọi nó là “ngôn ngữ Arduino”, và đội ngũ phát triển Arduino cũng gọi như vậy. Ngôn ngữ Arduino bắt nguồn từ C/C++ phổ biến hiện nay do đó rất dễ học, dễ hiểu. Nếu học tốt chương trình Tin học 11 thì việc lập trình Arduino sẽ rất dễ thở đối với bạn.
Để lập trình cũng như gửi lệnh và nhận tín hiệu từ mạch Arduino, nhóm phát triển dự án này đã cũng cấp đến cho người dùng một môi trường lập trình Arduino được gọi là Arduino IDE (IntergratedDevelopment Environment)  như hình dưới đây.
Đoạn mã nguồn như trong hình sẽ điều khiển một đèn LED nhấp nháy với chu kì 1 giây. Bạn có thấy nó đơn giản không ?

Lời kết

Nền tảng Arduino thật sự rất hữu ích cho những ai đang và muốn tìm hiểu về điện tử, lập trình, điều khiển, đặc biệt là robot. Với nền tảng này, mọi người có thể dễ dàng tạo ra được những dự án vô cùng thú vị. Bạn đã có ý tưởng gì cho mình chưa nào ? Nếu chưa, hãy cùng làm với chúng mình nhé 
Nguồn Arduino.vn